Trong công nghệ mỹ phẩm, bọt là một tác nhân khá thú vị và đáng
quan tâm. Để có cái nhìn rõ hơn về bọt, bài viết sơ lược này hy vọng sẽ đóng
vai trò một chiếc kinh lúp, giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng thú vị
này nhé
Bọt thực tế là một nhũ tương của 2 pha không hoà trộn, trong đó
pha phân tán ở dạng khí. Ngoài pha khí phân tán trong pha lỏng như bạn vẫn thấy
trong các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm, bọt còn có thể là pha khí phân tán trong
rắn (bọt sắt trong luyện kim). Bọt có thể là một tác nhân đem lại những ưu điểm
cho sản phẩm: là chất chỉ thị tương đối cho hiệu quả của sản phẩm, tạo cảm giác
thoải mái (bọt tắm, bọt cạo râu…). Đôi khi nó cũng đem lại những phiền toái: ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thể chất sản phẩm (bọt trong kem dưỡng da, tạo cảm giác không vệ sinh (bọt trong các dòng
nước,…).
Bọt được tạo nên khi đưa không khí hoặc những hơi nhất định vào
trong một pha lỏng có độ đàn hồi nào đó. Sự đưa hơi vào pha lỏng có thể thực
hiện bằng cách thổi trực tiếp hoặc một tác động cơ học (lắc, cọ xát, vò). Các bọt
cơ học tạo nên được bao bọc bởi 1 lớp màng nước mỏng.
Bọt có thể ổn định hay không ổn định. Bọt có thời gian tồn tại từ
vài giây, đến vài tuần hoặc vài tháng. Sự tạo thành và ổn định của bọt có nhiều
yếu tố chi phối như dòng chảy của chất lỏng, độ nhớt, độ bền của màng, sự mất
nước, các chất hoà tan, độ cứng của nước sử dụng cùng, nhiệt độ, cấu trúc phân
tử của các chất diện hoạt… Có một mối liên hệ giữa bọt và khả năng tẩy rửa: các
chất diện hoạt có khả năng làm bền bọt, kích thích tạo bọt, đồng thời các chất này cũng có khả năng làm
sạch nhờ cấu trúc 1 đầu thân dầu 1 đầu thận nước. Ngoài ra, để tăng khả năng
tạo bọt cũng như tăng độ ổn định của bọt, người ta có thể dùng thêm nhiều loại
chất phụ gia khác nhau tuỳ theo bản chất của chất tạo bọt.
Có hai khái niệm không hoàn toàn tương quan nhưng lại hay bị nhầm
lẫn đánh đồng của sản phẩm là khả năng tạo bọt và khả năng làm sạch của sản
phẩm. Với cùng 1 chất tẩy rửa, độ ổn định và khả năng tạo bọt có thể liên quan trực
tiếp đến lượng dầu, mồ hôi và các chất bẩn. Điều này giải thích vì sao trong
lượt đầu gội đầu (dù là dùng sản phẩm dầu gội công nghiệp hay tự nhiên) bạn đều
thấy lượng bọt tạo thành ít hơn lượt gội thứ 2. Chính điều này đánh lừa cảm
giác của người dùng, khiến người dùng có cảm giác sản phẩm nào tạo nhiều bọt
thì sạch hơn sản phẩm ít bọt. Thực tế, sạch bẩn chỉ tương quan với bọt khi bạn
sử dụng cùng 1 sản phẩm làm sạch: nghĩa là khi dùng cùng 1 dầu gội, lần gội này
ít bọt hơn lần gội 2 ngày trước, nghĩa là tóc và da đầu của bạn lúc này ít sạch
hơn so với 2 ngày trước.
nhưng không thể dùng đặc tính tạo bọt để so sánh hiệu quả làm sạch
của 2 sản phẩm khác nhau. Thực tế, một sản phẩm không bọt có thể làm sạch hiệu quả
hơn những sản phẩm khác nhiều bọt! Bọt và khả năng làm sạch giống như đôi chân
của một cầu thủ. Có những cầu thủ có khả năng chơi bóng bằng cả hai chân, nhưng
có cầu thủ chỉ chơi bằng 1 chân thuận. Nhưng dựa vào đấy, không thể nhận định
cầu thủ nào đá bóng giỏi hơn J